Dịch Vụ Bất Động Sản

Nhận ký gửi, ủy thác, quản lý bất động sản, môi giới mua, bán, thuê và cho thuê bất động sản. Chỉ thu phí dịch vụ khi giao dịch thành công, với mức phí hợp lý..

Dịch vụ tư vấn Bất động sản

Tư vấn hoàn toàn miễn phí các thủ tục mua bán và các thủ tục khác liên quan đến giao dịch Bất động sản.

Dịch vụ làm thủ tục hồ sơ pháp lý

Nhận làm dịch vụ thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (sổ đỏ).

Dịch vụ quảng cáo bất động sản

Quảng cáo, đăng tin mua bán nhà đất theo yêu cầu của khách hàng..

Chúng tôi là Mua bán nhà đẹp.net

Môi giới, mua bán, quảng cáo, đăng tin mua bán nhà đất theo yêu cầu của khách hàng...

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Cạm bãy từ thứ thần dược: Tình yêu chết người

                            

Một dạng thuốc gây mê kích dục Quick

Thời gian gần đây, dân chơi Sài thành đang kháo nhau về một loại thuốc gây mê kích dục được chào mời rầm rộ trên thị trường: chỉ cần ngửi mùi hương này, nhiều cô gái sẽ cảm thấy bứt rứt và sẵn sàng đánh mất “cái nghìn vàng” trong chớp mắt. Tác dụng của nó nhanh gọn và vượt xa những loại thuốc kích dục trước đây như kẹo sing gum, thuốc bột kích dục, lọ nước thần kỳ...
“Nổ” vang trời
Lạc vào một trang web quảng cáo sexshop, chúng tôi choáng váng vì lọ thuốc mê kích dục Quick (được bán với giá từ 650 đến 700 nghìn đồng/chai 10ml) đầy rẫy những lời rao hấp dẫn.
Để tìm hiểu thêm, trong vai người đang cần gấp thứ “thần dược tình yêu” tuyệt hảo theo lời quảng cáo kiểu như trên, chúng tôi gọi người bán theo số điện thoại 098 576... Đầu dây bên kia là một thanh niên tên Dũng. Sau một hồi dò xét, thấy chúng tôi cũng khá am hiểu các “công cụ hỗ trợ” về tình dục, Dũng bắt đầu oang oang: “Loại này mà đại ca dùng thì “sướng” ngất ngây luôn, nếu muốn chiêu dụ em nào lại càng đơn giản hơn nữa, vì nó được ngụy trang rất kín đáo. Chiến hữu của em mới mang về từ Mỹ. Có Quick thì muốn em nào cũng được ngay”.
Theo hướng dẫn của Dũng, loại này chỉ cần hít phải mùi hương là cô gái sẽ bị kích thích rất mạnh, mất cả tự chủ. Công thức sử dụng lại càng đơn giản, chỉ cần xịt vào người đối phương, cho họ hít vào, vài giây sau là cảm giác ham muốn bùng lên. Hiện Quick đang được dân chơi rất ưa chuộng. Nếu đồng ý mua, anh ta mang đến tận nơi để giao hàng.

Lấy cớ thoái thác, chúng tôi hẹn sẽ gọi cho Dũng khi có đủ tiền để mua hàng. Sau đó, trong vai tay chơi, chúng tôi tấp vào một quầy thuốc tây nằm trên đường L.B.B để hỏi mua Quick. Lúc đầu, người bán giới thiệu với chúng tôi các loại kẹo cao su, lọ nước kích dục... Nhưng khi chúng tôi yêu cầu loại mới, người bán buộc lòng phải mang ra. Cô dược sĩ mặc áo blouse trắng ngó trước nhìn sau rồi lấy trong tủ ra một lọ nước hiệu Quick. Cũng giống y chang trên mạng, nhưng ở đây thì giá đội lên gần tới một triệu đồng. “Loại này mà em nào ngửi được thì chỉ có cách là... đòi cậu đưa đi khách sạn” - người bán lém lỉnh mách nước. Khi chúng tôi chuẩn bị rời khỏi quầy thì gặp một gã đàn ông mặc áo sơ mi lòe loẹt, xịt nước hoa nồng nặc, tấp vào tiệm để hỏi mua lọ nước Quick. Sau khi đưa tiền xong, gã cười nhếch mép, nghêu ngao hút gió rồi nổ máy rồ ga phóng vun vút trong bóng đêm tĩnh mịch. Người bán kể: “Lúc trước, anh ta hay vào đây để tiêm một liều thuốc tăng lực chốn phòng the. Từ ngày ra đời loại thuốc mê kích dục này, cứ hai tháng là anh ta ghé tiệm mua một lần. Lâu lâu lại thấy anh ta đưa “nạn nhân” đến để mua que thử và hỏi chỗ phá thai chui nữa”. 
Cạm bẫy chực chờ
Khi các phương tiện truyền thông phản ánh những chiêu lừa tình dưới dạng kẹo, hoặc nước uống... nhiều cô gái đã cảnh giác trong việc tiếp xúc những người mới quen tại các quán cà phê. Tuy nhiên, khi loại thuốc mê kích dục này ra đời, nhiều thiếu nữ đã bị  sập bẫy một cách đau đớn. Đặc biệt là trong trường hợp nhiều dân chơi chuyên nghiệp dùng loại thuốc mê kích dục có mùi hương “chết người” này bơm vào lọ nước hoa sành điệu để ngụy trang, thì các cô gái chỉ còn cách “lâm trận”. Được biết, phần lớn các loại thuốc kích dục dạng này đều được nhập lậu và có xuất xứ không rõ ràng.
Thủy - nhân viên văn phòng một công ty tại Q10 - chua xót kể lại sự việc trong nước mắt. Khi trưởng phòng của cô ta đi công tác nước ngoài về đã hẹn gặp Thủy ra một nhà hàng sang trọng để dùng bữa tối. Thủy diện bộ đầm thật đẹp. Sếp Thủy cũng vận một bộ comple chỉnh chu, lịch lãm. Sau ly rượu vang đỏ, sếp Thủy tặng cho Thủy một món quà nhỏ. Thủy từ tốn mở hộp quà và thích thú với chai nước hoa hàng hiệu. Sếp Thủy còn nhắc khéo: thử xịt và ngửi mùi xem có thích không. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đó, Thủy thấy cơ thể nóng ran, tự dưng ham muốn trỗi dậy và ngoan ngoãn làm theo sự sắp xếp của sếp. Khi tỉnh dậy, Thủy bàng hoàng khi trên người không còn một mảnh vải che thân.
Chung tâm sự buồn với Thủy, Hạnh - sinh viên năm hai đại học - cũng mắc bẫy tình của bạn trai. Mỗi lần đi chơi, dù bạn trai hay đòi hỏi “chuyện ấy” nhưng Hạnh đã kiên quyết cự tuyệt với lý do không chấp nhận “ăn cơm trước kẻng”. Trong một lần đi xem phim, cậu ta rút trong túi quần ra một chai nước hoa tặng cho Hạnh. Quá bất ngờ trước sự ga lăng của anh chàng, Hạnh muốn thử mùi hương. Bỗng nhiên, cơ thể thay đổi đột ngột. Khi bạn trai đòi chở vào khách sạn, Hạnh nhanh chóng gật đầu. Sau đó, Hạnh phải gánh chịu một hậu quả nặng nề khi đã trót mang thai. Sợ gia đình, bạn bè biết chuyện, Hạnh quyết định phá thai trong nỗi đau giằng xé.
Theo một bác sĩ, trong thành phần của loại thuốc mê kích dục này có chứa một loại chất độc hại thường sử dụng cho động vật, giúp kích dục cho chúng giao phối và sinh sản. Tuy nhiên, khi sáng chế ra thuốc kích dục thì nó được dùng như một loại thuốc phiện nhẹ, mang lại sự hưng phấn tức thời và khả năng kích dục mạnh mẽ. Loại thuốc mê này có thể để lại những tác dụng phụ ghê gớm như chết người (nếu dùng quá liều), giãn mạch máu, tụt huyết áp, rối loạn thần kinh...
Trước nạn buôn bán thuốc kích dục tràn lan như hiện nay, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát kịp thời để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Để không sập “bẫy tình” một cách oan uổng, các cô gái cần phải hết sức cẩn trọng, nếu chủ quan thì chỉ cần một phút mất cảnh giác sẽ gánh lấy hậu quả rất lớn.
    Phạm Trần
Theo congan.com.vn

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Photo Makeup Editor 1.81 Full - Phần mềm trang điểm

Photo Makeup Editor là một phần mềm chỉnh sửa ảnh và trang điểm ảo. Bạn có thể làm cho hình ảnh của bạn đẹp hơn và thậm chí thay đổi theo phong cách của bạn! Chương trình này cung cấp 10 công cụ tăng cường khuôn mặt cho phép bạn đạt được kết quả nổi bật trong vài phút, làm cho hình ảnh thực sự quyến rũ dể thương hơn!



Đa số người dùng không bao giờ nghĩ đến cần có chương trình trang điểm ảnh cho đến khi họ phải đối mặt với một tình huống điển hình: họ cần tải lên hình ảnh của họ vào một mạng xã hội, một trang web hẹn hò vv .

Chương trình có giao diện đơn giản và rõ ràng với các biểu tượng lớn, vì vậy bạn sẽ không bị lạc giữa hàng chục bảng màu, menu và các tab - tất cả mọi thứ sẽ được ở ngay trước mắt bạn.

Tên của Photo Makeup Editor nói lên cho chính nó. tất cả làm cho người chụp ảnh đẹp hơn. Từ thủ tục trang điểm thường xuyên để thay đổi màu tóc và thậm chí thực hiện phẫu thuật kỹ thuật số tất cả các tính năng có sẵn trong Photo Editor Makeup ngay lập tức sau khi cài đặt.

Nếu bạn muốn thử nghiệm với sự xuất hiện của bạn hoặc chỉ cần nhanh chóng thêm một số thay đổi nhỏ hình ảnh quen thuộc , không có bất cứ điều gì phức tạp hay chuyên nghiệp tất cả các bạn cần là công cụ chỉnh sửa. Photo Makeup Editor đáp ứng nhu cầu của bạn.


Các tính năng chính
* Áp dụng son môi, rouge, mắt bóng tối, và bột.
* Áp dụng đường mí mắt và thay đổi màu mắt .
* Giảm bớt hoặc loại bỏ các nếp nhăn. Khắc phục nhược điểm làn da.
* Hình dạng bất kỳ khía cạnh của khuôn mặt và cơ thể.
* Cho phép bạn làm sáng làn da lên hoặc thêm một chút ít da rạm nắng.
* Thay đổi màu tóc hoặc thậm chí làm nổi bật mái tóc.
* Thay đổi biểu hiện khuôn mặt . Tạo nụ cười hấp dẫn.
* Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và màu sắc trên mặt.


Download Photo Makeup Editor 1.81 Full


Theo  vnfriends360.com

Clip ghi lại câu nói được cho của giám khảo Siu Black đang gây nên một làn sóng phản đối dữ dội của dư luận.

Trong khi làn sóng phản đối chương trình Cặp đôi hoàn hảo vì sự ra đi của cặp đôi Giáo sư Cù Trọng Xoay và ca sỹ Phương Linh chưa kịp nguội thì mới đây một clip ghi lại câu nói vạ miệng được cho là của giám khảo Siu Black với nội dung “Chọn áo đỏ đúng không?” đã được lan truyền nhanh đến chóng mặt, và ngay lập tức trên các trang mạng xã hội đã lộ diện hàng ngàn câu comment bất bình và phẫn nộ với vị giám khảo này.
Giám khảo Siu Black được cho bất ngờ vạ miệng: "Chọn áo đỏ đúng không?"
Đoạn clip ghi lại phần công bố kết quả của đêm bán kết chương trình Cặp đôi hoàn hảo. Đến phần 2 cặp đôi Linh - Xoay và Ngọc Anh - Ngọc Ngoan sắp bước vào phần thi “sing off” thì có một câu nói nho nhỏ xen ngang phần dẫn của MC Phan Anh rất giống giọng Siu Black với nội dung “Chọn áo đỏ đúng không?” (ám chỉ Ngọc Anh - vì lúc đó ca sỹ Ngọc Anh mặc áo màu đỏ, còn ca sỹ Phương Linh mặc áo màu trắng).
Và đúng như vậy, sau màn thi đấu “sing off”, cặp đôi của ca sỹ Ngọc Anh (mặc áo màu đỏ” đã là cặp đôi dành chiến thắng, đồng nghĩa với việc cặp đôi của ca sỹ Phương Linh (mặc áo màu trắng) phải dừng bước. Ngay sau khi xem được clip này, cư dân mạng đồng loạt lên tiếng phản đối chương trình, và cho rằng đêm thi vừa rồi việc cặp đôi của giáo sư Xoay bị loại đã được lên sẵn kịch bản.
Vốn dành nhiều tình cảm cho cặp đôi của Mr Xoay nên khi biết được thông tin này, khán giả lại càng thêm phẫn nộ và ức chế. Trên mạng xã hội Facebook, chiều nay đã có một trang mới được lập ra với tên gọi: “Hội tẩy chay Cặp đôi hoàn hảo vì giáo sư Xoay bị loại”, và dù chỉ mới được lập ra chỉ được vài tiếng nhưng trang đã nhận được hàng ngàn người gia nhập và hàng chục nghìn lời bình luận chỉ trích chương trình Cặp đôi hoàn hảo nói chung và giám khảo Siu Black nói riêng.
Cư dân mạng bất bình về sự ra đi của cặp đôi Linh - Xoay.
Đây không phải là lần đầu tiên chương trình Cặp đôi hoàn hảo gặp scandal về vấn đề có kịch bản được dựng sẵn. Trước đó, việc đôi co giữa giám khảo Lê Hoàng và ca sỹ Minh Quân cũng đã khiến không ít người phải hoài nghi. Tuy, những đêm trước khán giả chưa dám khẳng định nhưng đến đêm thi hôm qua, nhiều người đã dám khẳng định và thậm chí họ còn chắc chắn rằng cặp đôi của Mr Xoay chỉ là quân bài cho chương trình chơi chiêu để thu hút khán giả, mà khi đã không cần, họ sẽ loại không thương tiếc.
Về sự việc này, ngày hôm nay phóng viên đã cố gắng liên với ca sỹ Siu Black, tuy nhiên số điện thoại mà chị thường dùng luôn trong tình trạng không liên lạc được. Trong thời gian tới, phóng viên sẽ cố gắng liên lạc ca sỹ Siu Black cũng như những người ban tổ chức để có thể gửi đến độc giả những thông tin nhanh nhạy và chính xác nhất.
Clip ghi lại kết quả của Bán kết "Cặp đôi hoàn hảo" (Lưu ý thời điểm 4 phút 50 giây là lời nói được cho là của Siu Black)



Theo VnMedia / iOne

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Sách điện tử: Những Ngày Thơ Ấu - Nguyên Hồng [Ngô Hồng Ðọc]


NHỮNG NGÀY THƠ ẤU

Tác giả: Nguyên Hồng
Người đọc: Ngô Hồng (9 tập)

Những Ngày Thơ Ấu (1941) là chuyện của chính tuổi thơ Nguyên Hồng được viết dưới dạng hồi ký của nhân vật xưng tôi, có tên Hồng. Một tuổi thơ rất thiếu tình thương. Bố mẹ Hồng lấy nhau mà không yêu nhau. Bố là quản đề lao, sa vào nghiện hút rồi chết sớm. Mẹ buôn bán chạy chợ, tỉnh này qua tỉnh khác, quanh năm không mấy khi về nhà. Không yêu chồng, đi theo những mối tình khác, mẹ trở nên xa lạ với gia đình chồng. Bên một ông bố khắc nghiệt và luôn xa mẹ, Hồng phải cam chịu cảnh sống nhờ với bà nội và hai người cô rất ít tình thương cháu…

Thiếu tình thương của bố mẹ, đứa trẻ thiệt thòi biết bao nhiêu! Trong ghẻ lạnh, hắt hủi của gia đình, từ rất sớm Hồng đã trả qua cảnh lêu lổng đầu đường xó chợ. Chung đụng với những lớp người dưới đấy, Hồng học được nhiều mánh khóe để có tiền; và rồi cậu đã có thể kiếm tiền bằng đánh đáo với kỹ năng loại “siêu”: “Từ ngày thấy mình có một biệt tài… tôi bắt đầu đi lang thang khắp thành phố với một đồng xu cái vừa dày vừa rõ chữ, hơn một hào vốn, và với một lòng ham muốn ngùn ngụt được nhiều tiền để ăn tiêu.”

Kiếm tiền bằng đánh đáo, chứ không phải chôm chỉa, móc túi, ăn cắp, ăn trộm, vì thiếu sự chăm nom, giáo dục của gia đình, kể cũng chưa phải là tội lỗi gì lớn lắm. Nhưng trong lời kể của Hồng đã có dư vị xấu hổ của một sự “sa ngã” và “trụy lạc”…

Đánh đáo rồi có tiền dắt quần, có lúc cậu suýt bố tước đoạt để mua thuốc phiện. Đó là những trang thật xót xa và bi thảm cho tình cha con. Còn với mẹ, luôn vắng nhà, xa lạ giữa gia đình nhà chồng và chịu mang tiếng xấu, cậu lại là người dành trọn tình thương yêu và luôn luôn lo lắng để bảo vệ. bé bỏng trong vòng tay ôm của mẹ, lúc nào cũng khao khát sà vào lòng mẹ; nhưng cũng đã có lúc, như một người lớn, cậu cứng cỏi bênh vực mẹ. khi mẹ rụt rẻ ngỏ ý muốn đưa “em bé” về:

- “Mợ không sợ ai hết. Mợ cứ đường hoàng đưa em về!”

Những ngày thơ ấu gồm 9 chương thu gọn một cảnh ngộ; và mỗi cảnh ngộ cũng như là sự thu nhỏ gương mặt xã hội. Sau mỗi chương là sự tăng cấp những khó khăn và tàn lụi của gia đình, Và theo sự tàn lụi đó, những hư hỏng và thử thách đối với cậu bé cũng tăng lên. Kết thúc hồi ký một bất công, một oan khuất không thể giải tỏa khi Hồng bị thầy giáo dùng nhục hình để phạt vì một sự nghe nhầm. Cậu bị quỳ ở góc tường mỗi khi đến lớp, đã suốt 5 ngày, và còn phải chịu quỳ tiếp… 60 ngày nữa, theo lời đe của thầy. Kết thúc chương 9 có tên Một bước ngắn, và cũng là kết thúc Những ngày thơ ấu, đó là cảnh Hồng nằm trên bãi cỏ sân trường nhìn lên bầu trời, nghĩ đến hình phạt đang chờ đợi mình mà kinh rợn: “Tôi vùng đứng dậy, mê man, chạy như biến ra đường”.

Những ngày thơ ấu, đó là hồi ký có mang chất tự truyện được viết trong khoảng lùi thời gian trên 10 năm. Chân thực, chân thực đến cùng trong tự kể về mình, đó là giá trị sớm có trong văn Nguyên Hồng, khiến cho Thạch Lam, trong lời tựa sách in năm 1941 đã có thể viết: “Đây là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.

Đọc Những ngày thơ ấu thấy không phải ai trong đời cũng có một tuổi thơ như Nguyên Hồng. Có thể nói, đây là một tuổi thơ… không phổ biến. Nói theo Lép Tônxtôi, ở mọi gia đình, hạnh phúc thường giống nhau còn bất hạnh lại rất khác nhau. Thế nhưng ai cũng muốn biết đến một tuổi thơ như thế, không chỉ để cảm thông, để chia sẻ, mà còn là để hiểu những căn nguyên, những bối cảnh nào đã đưa con người vào những tình huống sống bi đát và bế tắc như thế?

Cuối cùng, điều có ý nghĩa quan trọng hơn, thậm chí là bao trùm, và có gì gợi một nghịch lý - đặt ra từ Những ngày thơ ấu, đó là chính người có một tuổi thơ cay đắng như thế lại sẽ là người thuộc trong số ít cây bút tràn đầy một tình thương tha thiết đối với mọi lớp người dưới đáy xã hội. Có phải do đã trải thấm mọi xót xa, cay cực của tuổi thơ mà Nguyên Hồng bỗng trở nên người nhân hậu nhất, “hay khóc” nhất trong số các nhà văn Việt Nam viết về “những người khốn khổ”?

Link dow bằng IDM (nguồn hotmit.com)

LINK MEGAUPLOAD:
01 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_1-NguyenHong_docNgoHong.mp3
02 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_2-NguyenHong_docNgoHong.mp3
03 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_3-NguyenHong_docNgoHong.mp3
04 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_4-NguyenHong_docNgoHong.mp3
05 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_5-NguyenHong_docNgoHong.mp3
06 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_6-NguyenHong_docNgoHong.mp3
07 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_7-NguyenHong_docNgoHong.mp3
08 http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_8-NguyenHong_docNgoHong.mp3
09end http://www.hotmit.com/mega/Nhung Ngay Tho Au_9end-NguyenHong_docNgoHong.mp3

LINK MEDIAFIRE:
01 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_1-NguyenHong_docNgoHong.mp3
02 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_2-NguyenHong_docNgoHong.mp3
03 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_3-NguyenHong_docNgoHong.mp3
04 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_4-NguyenHong_docNgoHong.mp3
05 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_5-NguyenHong_docNgoHong.mp3
06 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_6-NguyenHong_docNgoHong.mp3
07 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_7-NguyenHong_docNgoHong.mp3
08 http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_8-NguyenHong_docNgoHong.mp3
09end http://www.hotmit.com/mediafire/Nhung Ngay Tho Au_9end-NguyenHong_docNgoHong.mp3

Truyện Việt Nam: Chí Phèo - Nam Cao [Hoàng Tín Ðọc]


 Sáng tác: Nam Cao
Người đọc: Hoàng Tín
(5 tập)

Các tên gọi của truyện

Cái lò gạch cũ: Đây chính là tên gọi đầu tiên của câu truyện, để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người. "Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo.
Đôi lứa xứng đôi: khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Tên gọi này được đặt ra nhằm giúp người đọc có thể thấy ra sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo và sự gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở. Tên này phù hợp với sở thích người đọc thời đó.
Chí Phèo: Sau 2 tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành "Chí Phèo", tên gọi nhân vật chính của câu chuyện.

Ở làng Đại Hoàng (quê hương Nhà văn Nam Cao) hồi ấy có lão Trương Pháo, chuyên làm nghề giết lợn. Ông này thường bắt "phèo" (ruột non của con lợn) để bán, vì món này được rất nhiều người khách trong làng ưa chuộng. Chí (hồi đó làm thuê cho Trương Pháo); Chí cũng học cách "bắt phèo" cho chủ bán. Chí bắt cũng ngon như chủ, làm cho khách ăn ai cũng khen ngon. Từ đó, Chí có tên là "Chí Phèo"; và làng Đại Hoàng có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ, người thì cao, to, béo khỏe. Khi dân làng có việc, Chí thường giúp nhà này, nhà nọ. Các nhà có máu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu đi mua rượu uống. Uống say, Chí nằm phèo ở ngay đó ngủ nên người ta thường gọi là "Chí Phèo". Đó là lý do mà Nhà văn Nam Cao đã đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo.
__________________________________________________________

Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, cũng là của văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945.
Có lẽ tôi sẽ quá dài dòng khi giới thiệu thêm nữa vì tác phẩm này gắn bó nhiều với người dân Việt Nam và đã quá quen thuộc với chúng ta.
Người ta đã bàn luận rất nhiều về truyện ngắn này và cũng được mổ cũng xẻ rất kĩ lưỡng ,nói chung là rất đa chiều nhưng tôi muốn thảo luận về vấn đề :

1 .Thứ nhất "diễn biến tâm lí " nhân vật là một đặcc điểm thành công của tác phẩm này.Đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật Chí Phèo.
Sự phát triển tâm lí của Chí Phèo khá là phức tạp .Nhưng nó có đúng qui luật tâm lí và logic hay không ?
Việc Chí Phèo giết Bá Kiến có phải là một hành động "ý thức " hay là một hành động vô thức...
Hay chỉ là hành động của một con thú cùng đường ...

2.Thứ hai "mối tình Chí Phèo -Thị Nở " Người ta cho đó là mối tình đẹp trong văn học Việt Nam.
Nhưng điều đó có là sự thật .Có phải là mối tình theo đúng nghĩa của nó hay là sự "gần gũi " của 2 con vật...vô thức-không nhận thức được chính mình .



3.Thứ 3
Người ta nói :Truyện Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không có lối thoát...



Người ta nói "Nếu Chí có Ánh sáng cách mạng dẫn đường thì anh sẽ có hành động khác cuộc sống khác ...Tương lai anh sẽ tốt hơn và không dẫn tới bi kịch.
Nhưng tôi hỏi quí vị :" Nếu như anh Chí được ánh sáng CM dẫn đường thì Bi kịch có xảy ra với anh hay không ?"

Hãy nhớ về Chí Phèo của chúng ta :
Đau khổ từ khi còn nằm trong bụng mẹ: hoang thai. Đẻ ra thì bị mẹ hắn vứt ra lò gạch cũ. Một vật cho không. Một món hàng từ tay người đàn bà goá mù qua tay ông phó cối. Bơ vơ, làm thuê, bị vợ ba Bá Kiến lợi dụng, bị bỏ tù oan uông 7, 8 năm trời...Không bố mẹ không gia đình không của cải không anh em ....không và không gì cả.
Thử hỏi một cá thể như vậy có thể sống nổi trên cõi đời một cách bình thường không chứ ?

Được anh ta đi làm cách mạng ,lấy vợ ,sinh con...là một người tốt ...Đó là ý nghĩ đẹp nhưng không thực tế.
Các bạn hãy nhìn xem những người không cha không mẹ không gốc gác ..trong đời sống chúng ta .Có ai -chẳng có ai là người hết.
Tôi thường gặp các trường hợp con nuôi sau một thời gian nhận ra mình là "con nuôi" .Họ thường hư hỏng ngay gần như lập tức.Không có gì níu kéo nổi họ vào xã hội được ...


Thế mà người ta vẫn gán gép là con đường này con đường khác Tôi cho là sai lầm.Nếu anh ta vào cách mạng thì anh ta vẫn rơi vào bi kịch.
4.Tôn giáo
Chúng ta thấy Chí không có một cái gì làm chỗ dựa.Anh ta loay hoay tìm cho mình một chỗ mà bấu víu vào mà không có.(anh ta hạnh phúc khi nghe Ba Kiến nói mình có họ hàng với nó ,khi anh có một miếng đất ...)
Chỗ dựa về tinh thần là cái gì -không gì cả.
Chỉ vì VN chúng ta không có một tôn giáo.
Chúng ta có thờ cũng tổ tiên nhưng anh ta thờ ai ...
Thành Hoàng làng à -Đức tin chẳng đủ làm nên điều gì cả cho một tinh thần rệu rã ...


Anh ta sống không có chỗ dựa về tinh thần -và không có một niềm tin tôn giáo chính là bi kịch của đời anh ta.
Nam Cao đã tố cáo cái hiện thực xấu xa, tàn ác của xã hội thực dân phong kiến. Những cảnh đời dữ dội, những con người đáng sợ, nguồn gốc của tội ác và đau thương đã và đang xô đẩy bao người lương thiện vào con đường đau khổ, tội lỗi.
Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát, độc ác, ông như vừa cất tiếng kêu thương: Hãy chặn đứng tội ác! Hãy xoá bỏ cái xã hội thực dân phong kiến! Hãy cứu lấy dân nghèo lương thiện! Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa.


-------------------------------------

Người ta đã nói như vậy về xã hội đó .
Vậy xã hội ngày nay có tốt đẹp không cơ chứ Người nông dân có bị bóc lột không ?,....
Người dân đen bao giờ cũng là kẻ phải chịu khổ dù xã hội này hay xã hội khác.Chẳng có gì mà phân tích ở đây về xã hội thời đó cả mà phải là tất cả các thời kì :Dân đen mãi là dân đen Chẳng ai giải phóng họ cả mà người ta chỉ tìm cách bóc lột họ mà thôi.Bóc lột để họ không nhận ra.Bóc lột mà họ chẳng thể làm gì nổi ...

Xã hội nào cũng thối tha và đáng nguyền rủa cả .Tôi chưa thấy xã hội nào mà người nông dân sung sướng cả.
Tôi chưa thấy ai giàu có sung sướng mà là "dân nghèo lương thiện" cả .Thật nực cười và lố bịch.

Hãy nhìn vào xã hội ngày nay xem sao thì quí vị chắn biết.

nguoiachau ( http://ttvnol.com/vanhoc/1012152 )

Link dow bằng IDM (nguồn hotmit.com)

Tập 1
Tập 2
Tập 3
Tập 4
Tập 5 (hết)

Audio: Những đứa con của thuyền trưởng Grant

Jules Verne
Những đứa con của thuyền trưởng Grand
Lời mở đầu
Jules Verne và " Những đứa con của thuyền trưởng Grant "

Jules Verne ( 1828 - 1905 ) nhà văn Pháp nỗi tiếng được mệnh danh là bậc thầy về viết truyện phiêu lưu và khoa học viễn tướng. Ông nổi tiếng ngay từ những tiểu thuyết đầu tay của mình. sách của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, phát hành rộng rải khắp nơi, được mọi người, nhất là giới trẻ, háo hức đón đọc. Trong những năm 1970, so với các tác giả khác thì xô sách của Jules Verne được xuất bản đứng hàng thứ ba trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi ông là "người đồng hành bất tử của tuổi trẻ".

Jules Verne có ý định viết về toàn bộ trái đất của chúng ta - từ thiên nhiên ở các vùng khí hậu khác nhau đến thế giới động vật - thực vật và phong tục tập quán, sinh hoạt của các dân tộc trên hành tinh. Nhưng đó không phải chỉ là sự diễn tả một cách đơn thuần, mà ý nghỉ tuyệt vời ấy thể hiện trong một loạt tiểu thuyết nhiều tập được ông gọi chung là é Những cuộc du lịch lạ thường". Và ông đã dành hơn 40 năm ( từ 1862 đến đầu năm 1905 ) để hoàn thành bộ sách vĩ đại này gốm 63 tiểu thuyết và hai tuyển tập truyện vừa và truyện ngắn được in thành 97 cuốn sách. Việc xuất bản loại sách trên đã kéo dài hơn nửa thế kỷ.
J. Verne vừa là nhà văn, vừa là nhà khoa học có kiến thức uyên bác, tư tưởng tiến bộ, trí tưởng tượng phong phú. Ông là người khởi xướng loại truyện khoa học viễn tướng dựa trên sự thật khoa học. Ông còn là nhà văn kiệt xuất viết tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, đồng thời là người cố sức say sưa cho khoa học và tương lai của nó. Đến nay, nhiều dự kiến, uớc mơ của ông đã trở thành hiện thực.
Bằng lao động nghệ thuật sáng tạo, J. Verne đã góp phần cống hiến to lớn cho nền văn minh và tiến bộ của loài người. Nhiều thế hệ bạn đọc trẻ đã được hiểu biết và giáo dục qua các tiểu thuyết của ông. Nhiều nhà bác học, nhà phát minh, nhà du lịch đã cảm ơn J. Verne mỗi khi nhớ lại rằng, thời niên thiếu, nhờ say mê đọc sách của ông mà họ đã phát triển được năng khiếu, thậm chí đã có những phát minh quan trọng
J. Verne là con cả trong một gia đình. Cha ông là luật sư ở thành phố biển Nantes. Từ nhỏ, cậu bé J.verne đã say mê biển và những con tàu thủy. Hồi 11 tuổi, đã có lần cậu định trốn sang Ấn Độ bằng cách xin làm thủy thủ thiếu niên trên một chiếc thuyền buồm. Nhưng cha cậu đã quyết định cậu phải nối nghiệp cha điều hành một văn phòng luật sư ở thành phố quê hương.
Sau khi tốt nghiệp trường trung học, J. Verne được cha gửi lên học Trường Luật ở Paris. Tuy nhiên, ở đây, cậu đã say mê thơ văn, âm nhạc và sân khấu hơn. Và vì vậy, sau đó, tuy đã tốt nghiệp và hành nghề luật sư theo ý cha, chanég thành niên J . Verne lại lao vào sáng tác văn học. J.Verne cũng đồng thời cần mẫn nghiên cứu, tìm hiểu các môn khoa học tự nhiên, thường xuyên đến thư viện quốc gia để đọc sách, đi nghe các buổi thuyết trình, hoặc sưu tập những kiến thức về địa lý, thiên văn, hàng hải, lịch sử kỹ thuật và các phát minh kỹ thuật. Về sau, từ những say mê ấy, chính J.Verne đã nảy ra ý định kết hợp văn học với khoa học, và với những kiến thức tích lũy được, ông là người đầu tiên mở đường viết « tiểu thuyết về khoa học ».
Mùa thu năm 1862, lúc ấy J.Verne 34 tuổi, ông hoàng thành cuốn tiểu thuyết đầy tay, mang tựa đề « 5 tuần kễ trên khih khí cầu » nói về những khám phá địa lý giả tưởng ở châu Phi đuưọc thực hiện từ trê một khinh khí cầu do ông « thiết kế chế tạo » ra.
Sau đó, nhà văn đã cho ra đời tiếp những cuốn tiểu thuyết khác : « Cuộc du hành vào lòng đất (1864 ), « Những cuộc du hanéh của thuyền trưởng Hatteras ( 1864 -1865 ) … Những tác phẩm ấy ngay sau khi ra đời đã làm cho J.Verne trở thành nhà văn nổi tiếng.
« Những đứa con của thuyền trưởng Brnat » là cuốn tiểu thuyết thứ 5 và là một trong những tác phẩm hay nhất của J.Verne. Tiểu thuyết được in ra lần đầu tiên trong « Tạp chí giáo dục và giải trí » ở Pháp từ giữa năm 1866 đến đầu năm 1868, và đầu năm 1868 đã được xuất bản thành sách với tựa đề :Phần I : Nam Mỹ, Phần II : Nước Úc. Phần III : Thái Bình Dương …
Bạn đọc hồi hộp theo dõi cuộc hành trình của hai đứa con đi tìm cha bị mất tích. Người cha ấy là thuyền trưởng Grant, một người Scotland yêu nước, không cam chịu để nước Anh nô dịch quê hương Scotland của mình. Theo ông, những lợi ích của xứ sở Scotland không thể phù hợp với lợi ích của người Anh, và ông đã quyết định thành lập một vùng di dân Scoland trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, để được hưởng quyền độc lập tự do. Chính phủ Anh đã ngăn trở việc làm của ông. Tuy nhiên thuyền trưởng Grant đã lựa chọn một đoàn thủy thù và ra đi thực hiện ý đồ của mình …
Huân tước Glenarvan, một ngưòi cùng chí hướng với thuyền trưởng Grant, tình cờ lượm được trên biển một bức thư để trong chai báo tin tàu của thuyền trưởng Grant bị đắm và yêu cầu được cứu giúp. Vốn là những người nhân hậu và độ lượng, vợ chồng huân tước Glenarvan đã quyết định đưa chiếc tàu "Duncan " của mình đi tìm cứu thuyền trưởng Grant.
Nhưng, bức thư bị nước biển ăn mờ, nội dung đóan đọc được không hoàn toàn chính xác. Vì thế, vợ chồng huân tước Glenarvan cùng nhà bác học địa lý Paganet, hai đứa con của thuyền trưởng Grant và đoàn thủy thủ tàu "Duncan" đi cứu đã phải vượt qua bao nhiêu thử thách hiểm nghèo, đi Nam Mỹ, vòng qua Úc, sang Thái Bình Dương mới tìm được thuyền trưởng Grant ...
Chủ đề tư tưởng trong " Những đứa con của thuyền trưởng Grant" cũng là chủ đề tiến bộ xuyên suốt bộ sách " Những cuộc du lịch lạ thường" . Đọc nó, ta thấy như rơi vào một thế giới khác hẳn với những luật lệ và những đặc điểm của lối sống xã hội tư sản. Những con người ở đấy trong sạch về đạo đức, lành mạnh về tâm hồn và thể xác, có chí hướng, không vong ơn bội nghĩa, không tính toán cá nhân. Đoàn tham hiểm kiên trì khắc phụ mọi khó khăn trở ngại, vững tin rằng sự nghiệp của mình sẽ thành công. Họ đoàn kết tương trợ nhau vượt qua hoạn nạn với tinh thần là lành đùm lá rách. tình bạn của họ được cũng cố qua những thử thách khắc nghiệt. Kẻ ác bao giờ cũng bị vạch trần và trừng trị; chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng, ước mơ tốt đẹp trở thành hiện thực.
Hình tượng của các nhân bật trong tác phẩm được khắc hoa sâu sắc khiến người đọc nhớ mãi . Chẳng hạn, jacques Paganet - một bậc học người Pháp, một "tín đồ " của khoa học, một bộ bách khoa toàn thư sống, luôn luôn lạc quan tin tưởng, ngay cả trong những lúc nguy kịch nhất.
Cùng với ông là huân tước Glenarvan, một người Scotland yêu nước và vvợ của ông, một người nhân hậu, độ lượng, đã cố gắng làm tất cả lao động kiểu mẫu trên hòn đảo Lincoin, cách đảo Tabor 150 hải lý ...
Tiểu thuyết " Những đứa con của thuyền trưởng Grant" có nội dung phong phú, sâu sắc, rất sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để phù với hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, trong khi dịch, chúng tôi đã lượt bớt đi một số đoạn cho tập sách khỏi phải dầy quá. Rất mong được bạn đọc thông cảm và góp cho những ý kiến để những lần xuất bản sau, bản dịch sẽ được hoàn chỉnh hơn, phục vụ bạn đọc tốt hơn.
Trong năm 1985 này, nhiều nước trên thế giới tổ chức kỷ niệm lần thứ 80 ngày mất của văn hào J.Verne ( 1905 - 1985 ).
Để góp phần thiết thực vào việc tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của của văn hào, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc một trong những tác phẩm hay nhất của ông " Những đứa con của thuyền trưởng Grant ".




Người Dịch

Link Dow bằng IDM (nguồn Sách nói online)
tập 1-10:
tập 11-20:
tập 21-36kết

Sách audio: Những Người Khốn Khổ – Victor Hugo

 
Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.
Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là “Les Mis” (viết tắt từ Les Misérables).

Link dow bằng IDM(nguồn Sách nói online)

Phần 1:


Phần 2:

Sách Audio: Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán


"... Có một viên ngọc quý thời gian dành riêng để ban tặng con người, đó là Tuổi thơ. Viên ngọc màu nhiệm, trong sáng nhưng quá mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có một thế hệ người Việt chưa bao giờ được cầm viên ngọc trên tay, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó. Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những Tuổi thơ sắp ra đời..." - Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

"... Tôi đọc vào năm đầu Tuổi thơ dữ dội thập kỷ 60, từ những trang tư liệu của Phùng Quán. Suốt nghìn trang sách, khắc sâu vào lòng tôi hai chữ Trung Hiếu. Một nỗi đau xé lòng khi ta đọc đến lới trăng trối của Mừng, nhân vật trong truyện, trước lúc em đi vào cõi vĩnh hằng..." - Nhà văn Việt Linh.

"... Tuổi thơ dữ dội không phải là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện có thật ở chốn trần gian, ở đó những con người tuổi nhỏ đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc với một chuỗi những chiến công đầy ắp ly kỳ và hấp dẫn. Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào..." - Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Tiểu sử tác giả

Họ tên khai sinh đồng thời là bút danh văn học: Phùng Quán. Tuổi nhỏ ở làng thường được gọi là Bê. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thế hệ đầu tiên 1956. Năm 1958, tham gia Nhân văn-Giai phẩm, bị kỷ luật. Đến ngày 3-2-1988, Phùng Quán được Hội Nhà văn Việt Nam ra văn bản “phục hồi Hội tịch”.

Sinh: Tháng 1 năm 1932 (Tân Mùi), tại làng Thanh Thủy Thượng, tổng Dạ Lê, nay là xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Tham gia Vệ quốc Đoàn tháng 1-1946 tại một đơn vị trinh sát thuộc Trung đoàn 101 Trần Cao Vân, tỉnh Thừa Thiên. Tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở địa phương. Sau đó gia nhập thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV, giữ chân hậu cần, bếp núc, kéo phông màn và đọc thơ diễn tấu cho bộ đội nghe. Thời gian này Phùng Quán được đi học thiếu sinh quân và Trường Quân chính, tham gia đoàn phóng viên quân đội về Sầm Sơn, Thanh Hóa để thông tin về sự kiện trao trả từ binh. Nhờ chuyến đi này, Phùng Quán có tư liệu quý để viết tiểu thuyết đầu tay Vượt Côn Đảo và Trường ca Võ Thị Sáu. Năm 1954, được điều về cơ quan sinh hoạt Văn nghệ Quân đội, thuộc Tổng cục Chính trị, tiền thân của tạp chí Văn nghệ Quân đội, 4 Lý Nam Đế, Hà Nội.

Sau vụ Nhân văn, Phùng Quán bị kỷ luật, ra ngoài biên chế nhà nước, bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, rời tạp chí Văn nghệ Quân đội, đi lao động cải tạo tại các nông trường, công trường và địa phương ở Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Việt Trì... Năm 1964, Phùng Quán được chuyển về công tác tại Phòng Tuyên truyền (Bộ Thủy lợi), Vụ Văn hóa Quần chúng (Bộ Văn hóa), Nhà Văn hóa Trung ương. Ở Bộ Văn hóa, nhiều năm anh được phân công đi tăng gia sản xuất tại rừng núi Bắc Thái. Về hưu 1985.

Nhà văn Phùng Quán mất lúc 16 giờ 50 ngày 22 tháng 1 năm 1995 (giờ Canh Thân), tức ngày 22 Tháng Chạp (ngày Quý Sửu) năm Giáp Tuất tại nhà riêng với căn bệnh hiểm nghèo xơ gan cổ trướng, thọ 64 tuổi. Mộ của anh nằm tại quê vợ, thôn Kiều Mai, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Tác phẩm chính đã xuất bản
1. Vượt Côn Đảo. Tiểu thuyết, 1954: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 1954, tái bản 4 lần; Nhà xuất bản văn học Thiếu nhi Liên Xô dịch 1956; Nhà xuất bản Thuận Hóa tái bản lần thứ 5, 1987, in 50.200 bản; Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1954- 1955).
2. Võ Thị Sáu. Trường ca, 1955. Tái bản 3 lần. Giải nhất cuộc thi sáng tác hưởng ứng Đại hội Liên hoan Thanh niên Sinh viên Thế giới ở Warszawa (Ba Lan). Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam 1955.
3. Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi. Thơ, 1955. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1955; Báo Phụ nữ Liên Xô dịch và in, 1957.
4. Cuộc đời một đôi dép cao su. Truyện thiếu nhi, NXB Thanh niên, 1956.
5. Thạch Sanh cháu Bác Hồ. Truyện thiếu nhi, NXB Thanh niên, 1955; Nhà xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) dịch và in năm 1956.
6. Bên bờ Hiền Lương. Bút ký, Nhà xuất bản Văn nghệ, 1955; Nhà xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) dịch và in năm 1956.
7. Như con cò vàng trong cổ tích. Tập truyện thiếu nhi, (tác phẩm ký bút danh Vũ Quang Khải, em trai vợ, lúc đang làm cán bộ ở Diễn Châu, Nghệ An); Giải nhất cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lenin do hãng Thông tấn Nôvôxti (Liên Xô) tổ chức năm 1970; Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản, 1987.
8. Em gái nhỏ và chim bồ câu. Truyện thơ
9. Vĩnh Linh, lịch sử văn hóa (ký tên tác giả là Nguyễn Huy). Nhà xuất bản Văn hóa, năm 1982. In 6.100 bản.
10. Dũng sĩ chép còm. Truyện thiếu nhi; Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, đang in với bút danh Trần Vỹ Dạ (do nhà thơ Thanh Tịnh chuyển). Khi Phùng Quán được phục hồi hội tịch mới đổi lại tên Phùng Quán (in 40.000 cuốn), tái bản tại NXB Kim Đồng.
11. Tuổi thơ dữ dội. Tiểu thuyết; Nhà xuất bản Thuận Hóa in lần đầu 1983, với tên sách Buổi đầu thử thách, tập 1 (ký tên Đào Phương), in 5.150 bản. In lần thứ 2 năm 1988 đổi lại tên Tuổi thơ dữ dội thành 3 tập, 800 trang, số lượng in mỗi tập 20.000 bản. Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản lần thứ nhất năm 1997, thành 6 tập khổ 10,2 x15,2 cm. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh tái bản lần 2. Đến nay bộ tiểu thuyết này đã được tái bản 5 lần. Giải thưởng (giải A) Hội Nhà văn Việt Nam 1987; Xưởng phim Giải phóng dựng thành phim Tuổi thơ dữ dội do đạo diễn Vinh Sơn thực hiện. Phim được Huy chương Bạc tại Liên hoan Phim Việt Nam tại Nha Trang, năm 1990 và được Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng tặng giải thưởng nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 1994.
12. Người du kích hói đầu. Truyện thiếu nhi, 1990.
13. Tiếng đàn trong rừng thẳm. Truyện thiếu nhi, 1991.
14. Đôi bạn tật nguyền kỳ lạ. Truyện thiếu nhi, NXB Thuận Hóa, 1991, in 4000 cuốn.
15. Trăng Hoàng cung, tiểu thuyết thơ, Thanh Vân xuất bản, California, 1993.
16. Bản hùng ca về 17 Vệ quốc Đoàn. Tủ sách Tuổi hồng, NXB Trẻ, 1993.
17. Thơ Phùng Quán. Tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1995. Tái bản có bổ sung phần di cảo (300 trang), NXB Văn học, năm 2003 do vợ nhà thơ bỏ vốn ra in.
18. Ngàn cánh hạc giấy. Truyện tranh, lời Phùng Quán, tranh màu Lê Anh Vân, NXB Văn hóa Dân tộc in 10.000 bản năm 1992, được sự tài trợ của tổ chức The Japan Foundation. Đây là truyện tranh duy nhất Phùng Quán ký tên mình.
19. Chiếc cối giã trầu bằng thép. Truyện tranh, 1984, tranh Huy Toàn, truyện Phùng Quán, ký tên Thanh Tịnh, NXB Văn hóa Dân tộc 1988.
20. Thần hổ Chăm Pa. Truyện tranh, ký tên Thanh Tịnh, tranh Trương Hiếu, NXB Văn hóa Dân tộc 1986.
21. Tượng A Vooc Hồ bằng gỗ trầm hương. Truyện tranh, ký tên Thanh Tịnh, tranh Đỗ Xuân Doãn. NXB Văn hoá Dân tộc 1986.
22. Tiếng đàn đá. Truyện tranh, ký tên Thanh Tịnh, tranh Huy Toàn, NXB Văn hoá Dân tộc 1986.
23. Chuyện Tây Nguyên bên bờ Đanuyp xanh. Truyện tranh, ký tên Thanh Tịnh, tranh Huy Toàn, NXB Văn hóa 1986.
24. Pắc Bó đón Bác về. Truyện tranh. Ký tên Thanh Tịnh, tranh Nguyễn Bích, NXB Văn hóa Dân tộc.
25. Ba phút sự thật. Ký, NXB Văn nghệ, 5-2006, sách dày 280 trang, ịn 2000 cuốn.

Ngoài các tác phẩm nêu trên, Phùng Quán còn có khoảng 60 truyện tranh ký tên khác, trong đó có các tên sách như sau: Ông già giết voi dữ, NXB Văn hóa 1982; Chiếc thuyền buồm bay, NXB Văn hóa 1984; Siêu Ly trở về, NXB Văn hóa 1984; Dòng suối mang tên em, NXB Văn hóa 1982; Tiếng đàn trong đêm khuya, NXB Văn hóa 1984; Người phụ nữ Tày dũng cảm, NXB Văn hóa 1978; Vàng A Sìn kể chuyện đánh giặc, NXB Văn hóa 1978; Tòng Văn Kim và đồng đội, NXB Văn hóa 1978; Thiên tình sử Điện Biên, NXB Văn hóa 1984; Dòng sông mất tích, NXB Văn hóa 1986; Hạt muối đỏ, NXB Văn hóa 1985; Như những dũng sĩ trong truyền thuyết, NXB Văn hóa 1980; Tiếng chuông Thiên Mụ, NXB Văn hóa Dân tộc 1987; Tên thám báo và hai em bé, NXB Văn hóa 1981; Từ cõi chết trở về, NXB Văn hóa 1986; Người cầm cờ lệnh của Vua Quang Trung, NXB Văn hóa 1986; Bức chân dung Lenin, NXB Văn hóa Dân tộc 1987; Một mình vào hang cọp, NXB Văn hóa 1986; Ngày gặp gỡ, NXB Văn hóa 1985; Chàng Ná, NXB Văn hóa 1980; Bốn anh em tài giỏi, NXB Văn hóa 1988, v.v…

Truyện dạng Text

Ebook

Link dow bằng IDM (nguồn Sách nói online)

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 01/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 02/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 03/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 04/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 05/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 06/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 07/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 08/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 09/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 10/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 11/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 12/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 13/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 14/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 15/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 16/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 17/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 18/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 19/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 20/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 21/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 22/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 23/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 24/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 25/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 26/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 27/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 28/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 29/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 30/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 31/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 32/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 33/34

Tuổi Thơ Dữ Dội - Phần 34/34

Sách điện tử: "Chuyện Cũ Hà Nội - Tô Hoài [Xuân Khoa, Kim Phượng Ðọc]"

CHUYỆN CŨ HÀ NỘI
Tác giả: Tô Hoài
Người đọc: Xuân Khoa và Kim Phượng
*nhiều truyện ngắn*



Đọc “Chuyện cũ Hà Nội” của Tô Hoài


Phố cổ Hà Nội mới có niên đại khoảng trăm năm vẫn được xem là phố cổ. Tô Hoài mới ngoài sáu mươi tuổi, viết hồi kí - kí sự về Hà Nội thời thuộc Pháp vẫn đặt tên sách là Chuyện cũ Hà Nội (1). Nghe qua không khỏi phân vân, nhưng đọc vào lại thấy nhiều chuyện Tô Hoài kể cứ như ở thời nảo thời nào xa xôi lắm.
 Mới hay dòng chảy của cuộc sống thủ đô thật hăng say, mau lẹ. Chỉ ít tháng nữa thôi Hà Nội thân yêu sẽ tròn nghìn tuổi và cái sắc vàng của Đại lễ nghìn năm mảnh đất rồng bay như đã ánh lên rờ rỡ trước mắt. Trong không khí ấy, lật giở những trang văn Chuyện cũ Hà Nội, thấy ăm ắp hình ảnh Hà Nội một thời, Hà Nội nao buồn, càng cảm nhận rõ hơn hạnh phúc của ngày hôm nay.


Vũ Bằng ngắm Hà Nội trong tâm tưởng của người con xa xứ, thấm đẫm sắc màu lãng mạn. Qua Thương nhớ mười hai da diết, Hà Nội hiện lên lộng lẫy, kì ảo, tinh khôi: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ” (2). Dạo qua Hà Nội ba sáu phố phường, Thạch Lam lại nhận ra chất thơ và vẻ đẹp tinh tế, thanh nhã của đất kinh kì nương mình trong những cái bình thường, nhỏ nhặt: “Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm ngát, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ” (3). Còn Tô Hoài, ngay cả những khi mê đắm nhất ông vẫn tỉnh táo. Những gam màu lạnh lẽo của đời thực buộc ông phải tỉnh táo. Và nhờ tỉnh táo, ông nhìn được nhiều hơn, kĩ hơn. Trong cái nhìn điềm tĩnh chân thực của ông, Hà Nội thời thuộc Pháp hiện ra lầm lụi, buồn tủi. Một Hà Nội nhếch nhác với những chân dung lam lũ, nhàu nhĩ. Một Hà Nội được kí hoạ bằng chì xám phác lên cái không gian ảm đạm, vui ít, buồn nhiều. Trong Đêm giao thừa, Băm sáu phố phường, Áp tết, Cơm đầu ghế…, những thợ cửi, thợ cấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ. Rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu sinh ra một cảnh tượng bi hài: chú Bếp “phấn khởi” vì được người ta mượn đi tù, để vợ con ở nhà có cái tết (những nhà nấu rượu thời ấy bị Tây đoan đến khám, bắt quả tang, nếu có tiền thường thuê người khác nhận tội và đi tù thay mình) (Bắt rượu).  Nạn đói ghê rợn năm bốn nhăm đã làm vơi đi của làng Nghĩa Đô bao người, tạo nên một quang cảnh thê lương, tiêu điều: “Cái sân lạnh lẽo đầy cứt giun đùn”, “màu hoa trắng rờn rợn”; những thân phận hắt hiu, tàn tạ: “Chú Dự mặc áo xanh đã bạc mốc hai vai, người bé nhỏ, màu da úa, mặt choắt, xanh xám như cơn mưa”, “cái Lợi đi lấy chồng rồi về nhà chết đói” (Những nhà hàng xóm). Ngay cả những người có chữ nghĩa như Tô Hoài và Nam Cao, nếu không có một người quen trả công dạy lũ con của ông ta bằng gạo, thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè như thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa” (Chết đói).
Đấy là cuộc sống ở ngoại thành. Trong nội thị cũng nham nhở, táp nham, lai tạp và nhếch nhác. Chuyện về phố Hàng Đào luôn sống động trong kí ức của nhà văn. Ở ngay gần hồ Gươm, nơi trái tim Hà Nội cũng là nơi người và ma chung sống lẫn lộn, nhập nhằng. Đây là hình ảnh mợ Hai khinh khỉnh, động tác sỗ sàng: “Mợ vứt toạch xấp lụa xuống chân sập” (nhân vật này gợi nhớ tới Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, kẻ súc miệng òng ọc rồi nhổ toẹt xuống nền nhà). Còn kia là chân dung một kẻ ăn mày “kiêu hãnh” – không xin tiền xin gạo mà xin… nụ cười của các cô gái trẻ đẹp chưa chồng (Phố Hàng Đào). Qua những trang văn như những thước phim chậm, người đọc nhận thấy Tô Hoài rất trọng sự thực và coi đó là cốt tủy của văn chương. Điềm tĩnh nhặt, ghi, như một người thư kí trung thành, không thích luận bàn, không ham lý giải. Nếu có bình luận cũng rất kiệm lời, chẳng hạn lời bình về chàng trai đi xin nụ cười chỉ được gói trong đôi câu ngắn ngủi: “Anh như con bướm lượn. Nhưng là con bươm bướm ma”. 
Trong xu thế phát triển đa dạng của văn học hôm nay, lối viết nệ thực, phản ánh hiện thực như nó vốn có ít nhiều đã trở nên cũ kĩ. Những người ham thích cách tân không còn mặn mà với lối viết truyền thống này. Tuy nhiên, phải thấy rằng, nhờ cách miêu tả ấy mà Hà Nội trong tác phẩm của Tô Hoài mới hiện lên vẹn toàn trong tính chân xác nguyên thủy của nó - một Hà Nội rất thật của một thời.
Cái nhìn tỉnh táo của Tô Hoài dẫn tới ý thức tự phê phán. Tô Hoài rất giỏi “đọc vị” cái phần thô kệch, éo le, hài hước của đời sống, nhất là ở phương diện đời sống tinh thần của con người một thời thể hiện trong cách cảm cách nghĩ, cách cư xử và hành động. Hình ảnh người u của Tô Hoài trong Thẻ thân gợi nhớ hình ảnh chị Dậu, có điều chị Dậu của Ngô Tất Tố mang một vẻ đẹp gần như toàn bích lại có chất men phản kháng, còn người mẹ của nhà văn vừa cao cả vừa thật đáng thương. Cao cả bởi tinh thần nặng kéo, nhẹ kéo: “Hai suất thuế hai mang ở quê, u tôi phải chạy. U tôi vẫn lặng lẽ, chẳng phàn nàn một câu”. Đáng thương vì cái tâm lý của kẻ “phận mỏng cánh chuồn”, sinh ra nỗi sợ vô hình với giai cấp thống trị đến mức ăn sâu vào tiềm thức để hiện ra thành lời khuyên răn con: “đừng có đua đả đi cãi nhau với các quan”. Càng đáng thương hơn khi cái “sĩ diện hão vớt vát, đeo đuổi cả đến người cùng túng”: bà thà đóng thuế hai đồng rưỡi cho ra người “có máu mặt” còn hơn đóng một đồng mà phải nhận tiếng “vô sản” mặc dù gia cảnh chẳng còn gì. Chuyện Bắt chuột lại cho thấy “phong tục” ăn thịt chuột diễn ra ở nơi thiếu đói. Đói nhưng vẫn còn giữ sĩ diện: người ta phải tìm cách tự dối mình để mà an ủi rằng mình chỉ ăn chuột đồng - loại chuột “sạch sẽ” - chứ đâu có ăn chuột làng, thứ chuột dơ dáy bẩn thỉu! Thật ra đấy là nhắm mắt cho qua vì “ai cũng biết mà như không muốn biết, chuột đồng chẳng qua cũng là chuột làng”. Đọc những trang văn hằn lên những mảng đời thực trần trụi này mới hiểu vì sao cái đói và miếng ăn đã trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm với một số nhà văn nước ta, đặc biệt Nam Cao, Ngô Tất Tố.
Vốn hiểu biết kĩ càng, thấu đáo về đời sống Hà Nội thời thuộc Pháp và sự nhất quán trong cảm quan hiện thực đời thường đã mang lại một cái nhìn vừa già dặn vừa trẻ trung mà không mất đi tính chất nghiêm chỉnh, sâu sắc của các vấn đề xã hội trong hồi kí - kí sự của Tô Hoài. Câu chuyện Làm ma khô là một ví dụ tiêu biểu. Tô Hoài kể về gia đình bác “đĩ Hiền” có ông bố đi phu làm đường trên Thái Nguyên chẳng may bị ốm chết mất xác. Nhà nghèo nhưng bác không thể không làm ma cho bố mình, phần để “đòi nợ miệng”, phần để thiên hạ “trả nợ miệng”, phần giữ thể diện. Thế là dốc toàn lực “làm ma khô”! Người đến viếng đúng là đi trả nợ, còn người nhà đám thì được một dịp “xả láng”: “Ai cũng nói mệt quá, buồn ngủ quá, gào khóc cả mấy hôm rồi khản cả cổ, nhưng chẳng chịu ngồi một chỗ, người nào cũng lăng xăng ra vào, và lúc nào cũng thấy những mặt rượu ngà ngà”. Hậu quả là gia đình bác đĩ Hiền không những không đòi được nợ mà còn bị phá sản đến nỗi phải bán đất, nhà bù lỗ rồi đi phu sang Tân thế giới chẳng còn đường trở về. Thật là cười ra nước mắt! Những chuyện khác như Thẻ thân, Khổng Văn Cu, Đêm giao thừa… cũng chua xót, bi hài như vậy.
Dựng lại lịch sử từ góc độ đời thường là sở trường của ngòi bút Tô Hoài, cũng là “của hiếm” trong văn học Việt Nam hiện đại. Tô Hoài quan niệm “con người là con người” với những mặt tốt và cả những thói tật tầm thường như nó vốn có trong cuộc sống (quan niệm này gần với quan niệm của Bakhtin, nhà lí luận Nga, rằng nhân vật tiểu thuyết phải chứa đựng bên trong nó “cái nghiêm túc lẫn cái buồn cười”; hay quan niệm của văn hào Victor Hugo về con người bao hàm “cái cao cả và cái thấp hèn, bóng tối và ánh sáng”). Với Tô Hoài, trời không có thiên thần, đất không có thánh nhân. Từ đó mà chân dung những văn sĩ Hà thành, trong đó có tác giả, hiện lên sinh động với những nét biếm hoạ, tự trào. Câu chuyện Như đêm ba mươi kể về cái lần Tô Hoài cùng bạn văn Trần và một số anh em nghệ sĩ khác đi nghe hát ả đào ở Vĩnh Hồ. Trong tối hôm ấy, nhà văn Trần sau một phút yếu lòng, dù “đã hết sức phanh” vẫn trót “quan hệ” với đào rượu. Sau đó là ba tháng mười ngày mất ăn mất ngủ vì sợ bị lây bệnh truyền nhiễm. Nếu lây sẽ “nổ từng đốt xương… nổ ống khói toé máu, bước khạng nạng, tanh lộn mửa không dám đến cạnh ai”. Nhưng may thay, nhà văn Trần đã không “dính đạn”, thật hú vía! Câu chuyện dở khóc dở cười, nửa giận nửa thương. Còn nhớ trong hồi kí Cát bụi chân ai, Tô Hoài cũng tiết lộ cho bạn đọc biết về một Xuân Diệu với những “mối tình trai” lập dị: “Con gái đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài”, “Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa nhìn rõ vào mắt, mân mê như chọn đẫn mía”; hay một Nguyên Hồng tằng tịu với cô hàng xén ở chợ Đức Thắng, Bắc Giang bị vợ đến tận nơi đánh ghen, làm “mất mẹ nó cái màn” (4)…
Cho rằng Tô Hoài là nhà văn của đời sống sinh hoạt, phong tục hàng ngày với quan niệm con người là con người, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Hegel cho rằng ngay cả khi văn học nghệ thuật phản ánh cái “nôm na”, nó vẫn phải dựa vào chất lý tưởng, và “nhờ tính lý tưởng này, nghệ thuật nâng cao những sự vật mà nếu không có điều đó thì sẽ chẳng có giá trị gì hết” (Hegel, Mỹ học, Nxb Văn học, 1999, tr.288). Đặc sắc nhất trong Chuyện cũ Hà Nội có lẽ là câu chuyện Đức Thánh Tăng. Tô Hoài kể về một lễ hội thật đặc biệt. Lễ hội rước Thánh Tăng mà chẳng thấy cờ, kiệu đâu, cũng không thấy tiếng trống, tiếng nạo bạt, thanh la như mọi đám rước khác. Vậy mà ai cũng hí hởn lạ thường. Thì ra đây là hội người rước người chứ rước Thánh Tăng chỉ là “chuyện nhỏ”: trong ánh trăng, “toàn trai gái cứ xông vào nhau cật lực, như đánh vật, lại như đập lúa”, “tiếng cười rú, tiếng hí, tiếng hú, tiếng rít rầm rầm”, “người quấn lấy người vần nhau qua cánh đồng”... cứ như thế cho đến hết đêm rằm tháng Tám. Câu chuyện thật hồn nhiên, phóng túng. Nó cho thấy sức sống mãnh liệt của con người đã trào dâng vượt khỏi khuôn phép khô cứng của lễ giáo phong kiến. Nó ca ngợi vẻ đẹp phồn thực nhân bản của con người. Phải chăng, đây chính là tính chất “lý tưởng” mà Hegel đã nói đến?
Tô Hoài đã đưa bạn đọc về với muôn mặt đời thường ở Hà Nội một thời. Điều thú vị là ở chỗ, trong cái đời thường hỗn tạp kia vẫn có những khoảnh khắc đẹp một cách tĩnh lặng. Bởi thế, âm chủ của giọng văn tác phẩm là trầm tĩnh. Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu cuốn sách là Phố Mới, còn kết thúc là Cửa thiền. Cửa thiền - một ẩn dụ để nhà văn nhấn vào vẻ đẹp riêng, tiêu biểu của Hà Nội nghìn năm văn hiến: đẹp trong yên tĩnh. Ngoài giá trị văn chương, Chuyện cũ Hà Nội còn là tư liệu quý cho các nhà xã hội học và tất cả những ai yêu, khao khát hiểu sâu về Hà Nội 

Link dow bằng IDM (nguồn đài tiếng nói nhân dân TPHCM)

Ba Mươi Sáu Phố Phường (Băm Sáu Phố Phường) - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Bánh Chợ - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Bánh Ú - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Chiếc Xe Cút Kít - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Chợ Bưởi - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Chợ, Kẻ Chợ - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Con Đường Về Quê Nội - Tô Hoài, do Xuân Khoa đọc
Diều Sáo - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Đồng Làng Ngoại Ô - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Hội Làng - Tô Hoài, do Kim Phượng đọc
Làng Tôi - Tô Hoài, do Xuân Khoa đọc
Mùa Hạ Tiếng Chim - Tô Hoài, do Xuân Khoa đọc
Phố Hàng Đào - Tô Hoài, do Xuân Khoa đọc
Ven Hồ Tây - Tô Hoài, do Xuân Khoa đọc

"Những Chuyển Điệu - Nguyễn Thiên Ngân [XuânKhoa, KimPhượng]"

NHỮNG CHUYỂN ĐIỆU
Tác giả: Nguyễn Thiên Ngân
Người đọc: Xuân Khoa, Kim Phượng

Nguyễn Thiên Ngân: trên con đường còn dài, còn dài




Vào năm 2005, ở tuổi 17, cây bút từ phố núi Buôn Mê Nguyễn Thiên Ngân đã giành giải  nhất cuộc thi viết truyện ngắn “Chân dung tuổi mới lớn” của báo Mực Tím. Và trong 5 năm, Ngân đã kịp có trong tay một “tài sản văn chương kếch xù” với 6 tập truyện ngắn được xuất bản để khởi hành trên con đường văn chương bằng cuộc tăng tốc tràn trề đam mê của một người viết trẻ. Tháng 9 năm 2010, tác phẩm Những chuyển điệu của Thiên Ngân được báo Tuổi trẻ trao giải 4 trong cuộc thi “Văn học tuổi 20” – một trong những giải thưởng danh giá nhất hiện nay giành cho những cây bút trẻ ở Việt Nam. Thiên Ngân với những câu văn ngắn trong điệu chuyển nhanh trên cấu trúc nhưng níu chặt thế giới sâu thẳm và chậm rãi suy tư của tâm hồn đã khắc họa bức tranh đa hình và đa chiều về mặt bên trong của con người, nhất là những con người trẻ giữa thời hiện đại. Sự nhạy cảm tinh tế và sắc sảo ấy khiến cho trang văn của cô gái trẻ Thiên Ngân trở thành điểm đến thân thuộc của độc giả tuổi 20, nơi họ tìm thấy những xúc cảm tình yêu trẻ dại, tìm thấy một cuộc trú mưa và trú nỗi cô đơn, tìm thấy chiều sâu gần gũi và mới lạ của một con người vừa vào đời.
Với Ngân, văn chương là một sự lựa chọn và cô đã chọn để đi trên con đường dài. Trong một cuộc trò chuyện ngắn, cô gái trẻ viết văn giàu cá tính này đã chia sẻ một cách chân thành về con đường văn chương, hành trang văn chương của mình.


Để kể về câu chuyện ngày đầu tiên cầm bút sáng tác, Thiên Ngân sẽ kể như thế nào? Mối duyên nào đã đưa đẩy Ngân đến với truyện ngắn? Và thể loại này đã chọn Ngân hay Ngân tự chọn thể loại cho mình vì hình như, Ngân cũng có cầm bút làm thơ?

Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi cầm bút viết một truyện ngắn hẳn hoi là vào hè năm tôi đang đợi kết quả thi vào lớp 10, “nhàn cư” nên thử viết cái gì đó xem sao. Trước đó tôi có làm thơ nhưng chỉ là kiểu … cóc nhái thôi. :) Sau đó tôi gửi báo, được đăng nên hào hứng quá, cứ thế viết tiếp. Duyên cớ đưa đẩy đến truyện ngắn là sao nhỉ? Chắc có lẽ vì tôi làm thơ dở quá, gửi báo hoài trước đó mà không được đăng; và chuỗi ngày chờ đợi chỉ chấm dứt khi tôi chuyển sang truyện ngắn, nên tôi nghĩ “À đây rồi, cái mình NÊN viết là đây rồi!”. Tôi đến với truyện ngắn như thế đấy.

Thiên Ngân thích nhà văn nào nhất và có nhà văn nào để lại dấu ấn trên những sáng tác của riêng Thiên Ngân không?

Mỗi thời đoạn tôi thích một người. Và bây giờ tôi đang chết mệt Haruki Murakami. Tôi đã đọc hết tất cả các tác phẩm từng xuất bản của ông. Dấu ấn? Tôi nghĩ là có, chính ông Nhật Bổn này chứ ai. Quá tập trung vào một cái gì đó, người ta thường không kiểm soát được mình cho dù đã có ý thức về điều đó. 

Hiện nay, lực lượng sáng tác trẻ của VN khá hùng hậu, tươi mới, có nét riêng, nhưng lại chưa tạo ra một làn sóng, một khuynh hướng, một trào lưu sáng tác chung đánh dấu bước tiến riêng của sáng tác văn học (chẳng hạn như giới trẻ Trung Quốc có trào lưu linglei), theo Ngân, họ cần phải làm gì để tạo thành một trào lưu sáng tác riêng biệt của giới trẻ?

Tôi thấy tình hình hiện nay khả quan đấy chứ, người trẻ viết nhiều, sách ra đều, chất lượng chưa bàn đến nhưng ta có quyền hy vọng phải không nào? Dù chưa tạo thành một “vệt” như linglei của Trung Quốc, nhưng tôi thấy văn học trẻ VN đang dần lớn mạnh theo cách riêng của nó. Có thể nó không “tổng tiến công” như linglei, nhưng lỡ nó “đánh du kích” thì sao? Tôi đang mong lắm một cuộc biến động, một cơn sóng thần từ những dấu hiệu tôi đang nhìn thấy, cảm thấy.

 Thời gian gần đây, có nhiều cây bút trẻ không đi đường dài – hoặc do không thể, hoặc do không muốn. Họ xuất hiện khá ấn tượng với những tác phẩm đầu tay nhưng sau đó lại im lặng và gần như vắng bóng trên văn đàn. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã từng có một cách ví von rất thú vị: “Các nhà văn nước ngoài thường cho độc giả ăn món khai vị rồi mới đến món chính, và thức ăn càng ngày càng ngon. Còn nhà văn Việt Nam thì thường mời độc giả thưởng thức món ngon nhất rồi mới đến món khai vị và bàn tiệc càng lúc càng nhạt nhẽo”. Theo Ngân, lý do tại sao văn học Việt Nam, nhất là văn học trẻ lại rơi vào tình trạng này? Ngân có từng lo sợ một tương lai như vậy đối với mình không, nếu tình trạng này trở thành một quy luật?

Theo tôi thì các bạn trẻ bây giờ giỏi quá, nên có nhiều lựa chọn quá. Ít ai chỉ có văn chương là sự lựa chọn duy nhất. Mà làm nhà văn ở Việt Nam thường … nghèo (thường thôi nhé) nên chắc họ nản lòng, chọn lối đi khác đảm bảo hơn. Nếu ai yêu viết lách thật thì sẽ dùng nghề chính nuôi cái mộng văn chương, còn ai yêu không sâu không đậm thì bỏ hẳn.

Tôi chẳng lo sợ gì cả, bởi tôi là người chọn lựa cho tương lai của mình. Nếu tôi có đi theo quy luật đó, thì nó cũng là một lựa chọn của chính tôi mà thôi. Nhưng tôi nghĩ có lẽ mình chưa dừng sớm đâu. Duyên tình của tôi với viết lách còn sâu nặng lắm. “Chung sống” với nó đã 5 năm rồi, giận hờn có, vỡ mộng có, chán chường có… nhưng chưa bao giờ tôi thành công trong việc chia lìa bản thân với việc viết lách cả.

 Những dự định trong tương lai của Ngân.

Làm việc chăm chỉ (vì tôi hết thất nghiệp rồi), viết lách chăm chỉ (vì tôi đang còn một tác phẩm dở dang chưa hoàn thành). Vậy thôi!

Cám ơn Thiên Ngân. Chúc Ngân luôn đầy đam mê và có một chuyến đi thật thú vị trên con đường văn chương phía trước.

SONG MÂY thực hiện

Link dow bằng IDM( nguồn Đài tiếng nói nhân dân TPHCM)
Tập1
Tập2
Tập3

Sách điện tử: "Ngõ Lỗ Thủng - Trung Trung Đỉnh [Xuân Khoa, Kim Phượng Ðọc]"

NGÕ LỖ THỦNG
Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Người đọc: Xuân Khoa và Kim Phượng
(2 tập)

Trung Trung Đỉnh viết 'Ngõ lỗ thủng' để lưu giữ những ngày buồn

Trần Hoàng Thiên Kim

Cho đến nay, những người cùng thế hệ với nhà văn Trung Trung Đỉnh vẫn chưa quên được những ngày gian khó ấy. Nói là “tiễn biệt những ngày buồn” nhưng thực chất lại là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như một vết sẹo trong tâm hồn, trong ký ức.

Tôi đến gặp nhà văn Trung Trung Đỉnh vào một buổi chiều muộn, khi NXB Hội Nhà văn, nơi ông đang làm giám đốc, yên ắng đến lạ thường. Bàn làm việc đầy bản thảo đã in và sắp in của ông đang ngổn ngang trước mặt. Ông lặng lẽ châm thuốc hút. Ánh mắt đăm chiêu sau cặp kính râm dường như đỏ ửng mầu rượu, hơi rượu của một buổi nhậu với bạn bè vừa dứt.

Nhà văn Trung Trung Đỉnh là người ít bộc lộ về mình, càng không hay nói về những điều đang diễn ra. Cái vẻ lặng lẽ khiến ông như thành một người khó tính, khó gần, khó gợi chuyện. Ngay cả khi tôi háo hức hỏi về bộ phim Ngõ lỗ thủng dài 29 tập, được chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn của ông, do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng vào “giờ vàng” trên VTV1, vừa kết thúc.

Tôi hỏi nhà văn Trung Trung Đỉnh: Ngõ lỗ thủng ở đâu và… như thế nào mà đã đi vào tiểu thuyết, vào phim đầy hình tượng đến vậy? Ông cười: “Nó chỉ đơn giản là một cái ngõ nhỏ như bao con ngõ khác ở xứ sở này. Nó ở gần phố Vân Hồ 3, nơi tôi và rất nhiều bạn văn đã sống ở đó trong những ngày gian khổ của đất nước. Bản thân ngõ nhỏ đó không có tên, nhưng những người đi tập thể dục đã khoét một lỗ thủng để đi vào công viên Thống Nhất. Đó là lối đi đến công viên gần nhất của những hộ sống gần đấy. Tôi gọi nó là 'ngõ lỗ thủng' đúng như thực tế vốn có của nó mà thôi”.

Image
Nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Thiên Kim.
Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là hai cuốn tiểu thuyết được nhà văn Trung Trung Đỉnh viết vào những năm 80 (của thế kỷ 20). Câu chuyện xảy ra trong tiểu thuyết cũng là câu chuyện của chính cuộc đời ông. Đó là cuộc sống của những người dân trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với ngổn ngang bao sự đổi thay. Chỉ là một cái ngõ thông thường như bao cái ngõ quanh co của thành phố Hà Nội, nhưng ở cái ngõ đó, cuộc sống của những người công nhân, trí thức, thợ thủ công, lao động tự do được bộc lộ một cách đặc trưng nhất. Ở đó, có Bình, biên tập viên báo Hạnh Phúc, nhưng lại gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống riêng. Xoay, một nhà văn độc thân chỉ biết mê mải làm nghề và luôn chân thành, chân chất, thật thà trong tình yêu với Sương mà không hề biết đến những toan tính cùng cách sống thực dụng của cô. Sự va chạm giữa hai lối sống thực dụng, cơ hội với chân thật, hồn nhiên ẩn dưới những câu chuyện tưởng chừng hài hước nhưng không thiếu bi kịch. Một bà Mão, quanh năm hương khói thờ thần Phật nhưng cả đời vẫn phải sống dựa người khác, bị đuổi ra khỏi chính ngôi nhà của mình. Một Ron, luôn luôn cúc cung tận tụy cho sự nghiệp, cứ nghĩ ai đó đã nói là phải đúng, đã đúng là phải làm, đã làm quyết không sai, rốt cuộc ra về tay trắng, hóa thành một anh ngớ ngẩn, nhìn con chết mà bất lực…

Đặc biệt, trong phim, anh Gù là hình tượng xuyên suốt đầy ám ảnh. Nhà văn Trung Trung Đỉnh tâm sự rằng, anh Gù là một nhân vật có thật đã đeo đẳng tâm trí ông suốt một thời gian dài. Anh Gù sống bằng tiền bán nước chè, thuốc lào ở đầu ngõ lỗ thủng. Trong cuộc đời thật, anh Gù bị liệt hai chân bẩm sinh. Hai tay và chiếc ghế đũn là vật duy nhất giúp anh đi lại trên đất. Anh sinh ra vốn dĩ không bị gù nhưng vì lưng là nơi chịu lực cho cơ thể anh di chuyển, nên lâu dần, anh đã thành anh Gù như cách mà người đời vẫn gọi. Tuy không đi lại được nhưng cái “uy” của anh Gù rất lớn. Người tử tế cũng nể anh mà kẻ bụi đời, bặm trợn cũng sợ anh một phép. Anh thường làm nhiệm vụ của người giữ “cán cân công lý” đứng ra xử lý hết những việc nhỏ to va chạm của khu phố, mà chỉ giải quyết bằng sức mạnh của tinh thần.

"Tôi vẫn nhớ" - nhà văn Trung Trung Đỉnh kể lại - "Có một vụ tranh chấp, giành giật khách hàng trong ngõ phố không ai chịu ai, cãi cọ om sòm, mấy ông thanh niên phải bế anh Gù đến tận nơi để giải quyết. Và thường thì các việc được anh Gù đứng ra can thiệp đều êm thấm. Tôi nghiệm ra rằng, ẩn sâu trong con người xấu xí ấy là một trái tim mạnh mẽ. Anh Gù có uy lực tinh thần, được tin yêu vì anh không chỉ sống cho riêng mình mà anh biết sống, biết nghĩ về những người khác, mang cái tốt lành đến cho láng giềng, chòm xóm".

Khác với tiểu thuyết, trên màn ảnh có nhiều chi tiết đã được đạo diễn, nhà biên kịch thêm hoặc bớt để đúng với câu chuyện “xi-nê”, không phải là kiểu diễn tả tâm lý nhân vật như trong tiểu thuyết. Tôi hỏi nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Ông có tán thành việc thay đổi của đạo diễn và nhà biên kịch?”. Nhà văn lắc đầu: “Tôi không xem phim nên không biết đạo diễn đã cho các nhân vật tính cách tốt xấu thế nào, nhưng trong tiểu thuyết của tôi thì các nhân vật đều là người tốt. Vì họ đều là những người cùng chung cảnh ngộ, cùng đi qua cuộc chiến tranh của dân tộc, cùng cảm thông và thương nhau. Tôi viết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là viết về những con người của một thời chỉ tin vào những tình cảm trong sáng. Nhóm người này quan niệm rằng: Sống ở trên đời có khó khăn đến đâu chỉ cần có tình cảm với nhau là vượt qua hết. Mặc dù thực tế là khi họ mang niềm tin, tình cảm đó để đi xin việc, đi nhờ vả thì chẳng ai đón nhận cả. Sự sụp đổ niềm tin đến không chỉ với nhóm bạn này, mà ngay với cả bà Điếc, một nhân vật có tên mà đã thành không tên trong đời sống. Trong giây lát, bà Điếc sụp đổ hoàn toàn. Cả đời bà đơn chiếc, chỉ có một “mẩu vàng” là niềm tin cho bà dựa dẫm, bỗng chốc cuối đời bà phát hiện ra đó là vàng giả. Sự sụp đổ ấy, còn ghê gớm hơn cái chết. Tôi muốn đưa ra một thồng điệp về cuộc sống, về con người với những “lỗ thủng” - Đó không còn là cái lỗ đục tường làm nơi qua lại công viên, nó đã trở thành lỗ thủng của nhân cách, của tri thức, của văn hóa len lỏi trong từng con người”.

Như được lục lại trong ký ức, nhà văn Trung Trung Đỉnh kể cho tôi về quãng thời gian sống trong khu tập thể ở Vân Hồ với cái ngõ lỗ thủng đã đi vào đời sống, đời viết của ông. Tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng hồi ông mới hoàn tất cũng chưa được các nhà xuất bản “vồ vập” ngay đâu, vì nó đã đề cập đến những vấn đề khá nổi cộm của cơ chế xã hội lúc bấy giờ. Ông cho rằng, nhà biên kịch đã rất thông minh khi gộp hai cuốn sách đó lại để làm phim, vì nội dung, bối cảnh đều nói lên một hiện tượng xã hội trong cùng một thời điểm lịch sử. Cuốn sau bổ khuyết cho cuốn trước hoàn thiện hơn, nhìn mọi sự thấu tình đạt lý hơn.

Cho đến nay, những người cùng thế hệ ông vẫn chưa quên được những ngày gian khó ấy. Nói là “tiễn biệt những ngày buồn” nhưng thực chất lại là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như một vết sẹo trong tâm hồn, trong ký ức. Để mỗi lần nghĩ về ngõ lỗ thủng là ông lại nhớ về cái quán nước chè của anh Gù, nơi mà ông coi như “ngôi nhà thứ 2” của mình. Bởi đó là nơi đã mang lại cho ông những câu chuyện, những cảnh đời có thật để đưa vào trang viết.

Có lẽ Trung Trung Đỉnh là nhà văn duy nhất không có ý thích xem lại phim chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết ghi dấu cả một giai đoạn đáng nhớ của cuộc đời mình. Và có lẽ ông cũng là nhà văn duy nhất viết lời hát (nhạc của Trọng Đài) cho bộ phim được chuyển thể ấy. Lời hát là lời trái tim ông cất lên thành thơ, là nỗi lòng ông đang trĩu nặng những tâm tư, ký ức về những tháng ngày sống cùng những nhân vật trong ngõ lỗ thủng, cùng với tấm lòng bè bạn chưa hề mờ phai trong tâm trí. Lời bài hát đau đáu rằng: "Cõi người ta/ Cõi người ta/ Niềm vui thì ít xót xa thì nhiều/ Nỗi buồn níu giữ tình yêu/ Cái nông nổi giữa trăm chiều dở dang/ Em ơi chiều xuống nắng vàng/ Cớ sao mưa đổ cắt ngang đường về... / Ngỡ rằng sau cuộc chiến chinh/ Vai anh trĩu nặng mối tình của em/ Ngỡ rằng đời sẽ lên men/ Cò, vạc nay hết bon chen đầm lầy/ Sắc - không quay tít tháng ngày/ Bánh phu - thê có làm say cõi lòng/ Bao giờ hết gió mùa đông/ Thì buồn em mới dám không buồn người...”.

Link dow bằng IDM: